Tuyệt chiêu chẩn đoán bệnh gout chuẩn xác qua từng giai đoạn

Tuyệt chiêu chẩn đoán bệnh gout chuẩn xác qua từng giai đoạn Bệnh Gút là gì

Hotline 0816677997

Wednesday, July 3, 2019

Tuyệt chiêu chẩn đoán bệnh gout chuẩn xác qua từng giai đoạn

Tuyệt chiêu chẩn đoán bệnh gout chuẩn xác qua từng giai đoạn

Cách chẩn đoán bệnh gout như thế nào? Có những loại bệnh gout nào? Mỗi giai đoạn có đặc điểm gì? Đây là những câu hỏi mà người bệnh gout nào cũng thắc mắc.
Theo nghiên cứu thì, gout được chia ra làm 3 loại gồm: bệnh gout cấp tính, bệnh gout mạn tính và bệnh gout nặng. Và chi tiết đặc điểm của từng dạng bệnh như sau:

Chẩn đoán bệnh gout cấp tính

Bệnh gout cấp tính có những triệu chứng xảy đến rất nhanh, thời gian mắc bệnh và điều trị ngắn. Do đó, trường hợp phát hiện bệnh sớm có hướng điều trị khoa học thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh gout cấp tính là:

Thời điểm triệu chứng xuất hiện: thường xuất hiện rất đột ngộtkhông có dấu hiệu báo trước. Có thể là sau một bữa “nhậu nhẹt” thả phanh hoặc sau một chấn thương nào đó…
chẩn đoán bệnh gout để biết được bạn đang mắc bệnh ở giai đoạn nào để có cách điều trị phù hợp

Vị trí xuất hiện:cơn đau gout thường xuất hiện chủ yếu là ở khớp ngón chân cái hoặc thỉnh thoảng là ở khớp gối.
Đặc điểm của cơn đau gút: đây là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện cơn gout đầu tiên và dữ dội. Khi đêm đến cơn đau càng khủng khiếp, khớp sưng, đỏ và gây hạn chế trong sinh hoạt.
Chỉ mất khoảng 1 – 2 tuần thì các triệu chứng này sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Chính vì điều này khiến người bệnh lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi nhưng thực ra bệnh vẫn đang phát triển ngầm mà người bệnh không phát hiện ra

Chẩn đoán bệnh gout mạn tính

Bệnh gout cấp tính không được điều trị dứt điểm thì bệnh gout vẫn sẽ cứ “ủ” trong cơ thể.  Các tinh thể urat cứ tích tụ ngày qua ngày đến khi Axit uric vượt ngưỡng cho phép. Lúc đó cũng chính là thời điểm bệnh chuyển sang mãn tính. Hậu quả khi bệnh chuyển sang mạn tính là những cơn đau nhức với cường độ cao và dày đặc hơn.
Thường thì phải mất khoảng 10 – 20 năm thì bệnh mới có thể chuyển sang mạn tính. Lúc này, bên cạnh những dấu hiệu cấp tính thì còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác nguy hiểm như:
Xuất hiện các u cục, hạt tophi ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như vành tai, khớp bàn tay, khớp bàn chân…
Ảnh hưởng không tốt đến cột sống hoặc làm tổn thương đĩa đệm, gây ra nhiều sự bất tiện trong việc sinh hoạt của người bệnh.

Chẩn đoán bệnh gout nặng

Thực chất thì dạng bệnh gout nặng này chính là giai đoạn nặng của bệnh gout mạn tính. Bởi vì cơ bản là các biến chứng của bệnh gout mạn tính diễn ra khá chậm. Chính vì thế, người bệnh thường rất lơ là và cứ vô tư “ăn và nhậu” không lành mạnh. Cứ như vậy, hàm lượng Axit uric sẽ ngày càng tăng lên và khiến bệnh nặng hơn.
Hậu quả lúc này sẽ làm xuất hiện hàng loạt các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như gây ra bệnh sỏi thận, suy thận cấp hoặc mạn tính. Hậu quả là ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng lọc máu của thận. Thêm vào đó, những cơn đau gout lúc này diễn ra xuất hiện nhiều hơn, bất kể ngày đêm. Thậm chí, các cục tophi nếu bị vỡ ra sẽ gây lở loét khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu và sinh hoạt khó khăn. Thậm chí là khiến người bệnh tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Nếu chẩn đoán bệnh gout giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ gặp rất nhiều đau đớn

Thông qua
những thông tin vừa rồi sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh gout. Từ đó có những cách điều trị và phòng ngừa bệnh được tốt hơn.