Điều trị bệnh gout được xem như một cuộc kháng chiến vì căn bản bệnh này rất khó để điều trị dứt điểm. Chủ yếu là tập vào điều trị các đợt cấp và ngăn chặn các cơn đau quay trở lại. Vậy có những phương pháp điều trị bệnh gout nào?
Có 2 cách để điều trị bệnh gout gồm:
Uống thuốc kháng viêm giảm đau
Tăng cường đào thải Axit uric ra khỏi cơ thể.
Thực chất, 2 cách này đều nhằm vào một mục đích chung đó là ngăn chặn các cơn đau có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Có 4 giai đoạn bệnh gout chính gồm: gout sớm, gout cấp, gout mạn, và gout nặng. Tùy theo từng giai đoạn của người bệnh mà sẽ điều trị theo những cách khác nhau cho phù hợp. Hãy cùng Forgout đọc và tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé
Điều trị bệnh gout bằng cách dùng thuốc kháng viêm giảm đau
Có một thực tế đó là vẫn chưa có cách nào để trị dứt điểm bệnh gout. Tuy nhiên, vẫn có những cách để kiểm soát bệnh và sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm là một trong những cách được áp dụng nhiều nhất.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc kháng viêm giảm đau gout được bày bán trên thị trường và có 3 loại phổ biến nhất gồm:
Colchicine
Thuốc này được rất nhiều người bệnh sử dụng khá phổ biến. Thuốc có nhiệm vụ ngăn chặn các cơn đau gout cho những lần phát triệu chứng đầu tiên. Thường thì khi dùng thuốc với liều thấp thì sẽ đem lại hiệu quả rất tốt, nhưng khi dùng liều quá cao lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và chủ yếu là ở đường tiêu hóa.
Corticosteroid
Đây được xem là loại sản phẩm thuốc trị gút được sử dụng khi bệnh nhân sử dụng Colchicine không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định với nó, trong đó Prednisone là loại được kê toa phổ biến nhất. Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm, nhưng lưu ý chỉ nên sử dụng sử dụng với liều vừa phải và tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc chống viêm không steroid
Nhóm thuốc này là loại thuốc thường được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân gout cấp tính chống chỉ định với cả Colchicin và Corticosteroid. Thuốc này có khả năng hỗ trợ giảm đau, kháng viêm hiệu quả không có cấu trúc steroid và khi sử dụng thuốc này người bệnh cần hết sức cẩn trọng vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Điều trị bệnh gout bằng các cách hạ Acid uric máu
Như chúng ta đã biết thì tác nhân trực tiếp gây ra bệnh gút chính là chỉ số Acid uric máu, chỉ số này càng cao và vượt ngưỡng cho phép thì chứng tỏ bệnh của bạn càng nặng và những cơn đau gút cũng như biến chứng sẽ càng nghiêm trọng hơn. Do đó mà những người mắc bệnh gout phải nhờ đến các cách giảm Axit uric trong máu xuống ngưỡng cho phép để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Hiện nay, có 2 cách hạ Acid uric thường được áp dụng nhiều nhất đó là: áp dụng các cách tăng đào thải và sử dụng thuốc hạ Acid uric.
Những cách hạ Acid uric
Điều trị bệnh gout bằng cách tăng đào thải qua thận
Tăng đào thải qua thận là cách hạ Axit Uric được dùng nhiều nhất hiện nay. Có thể hiểu đơn giản đây là cách mà người ta sẽ dùng thuốc Tây (Probenecid, Sulfinpyrazon, Benziodaron, Benzbromaron…) hoặc các loại thảo dược lợi tiểu (lá trầu không và nước dừa, cải đắng, đậu xanh…) để tăng cường khả năng hoạt động của thận lên, gia tăng số lần lọc Axit uric dư thừa.
Ưu điểm của cách này chính là mang đến hiệu quả nhanh tức thì. Tuy nhiên, ngược lại nhược điểm của nó chính là rất dễ khiến cho thận bị tổn thương, suy kiệt, nhiễm độc...Khi áp dụng kéo dài dễ gây rối loạn điện giải, tăng nguy cơ sỏi thận hoặc suy thận rất nguy hiểm.
Điều trị bệnh gout bằng kiềm sinh học
Kiềm sinh học là cách điều trị bệnh gout ít phổ biến hơn so với cách tăng đào thải qua thận. Phương pháp này được áp dụng trong điều trị bệnh gout như sau: đưa các chất như thuốc, thực phẩm, nước uống...có khả năng kiềm hóa nước tiểu và máu vào trong cơ thể. Mục đích nhằm làm chậm khả năng kết tinh, lắng đọng của muối urat. Thay vào đó là tồn tại dưới dạng muối hòa tan và giúp tăng khả năng đào thải Axit uric qua thận tốt hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này đó là có thể gây rối loạn nồng độ pH trong máu. Hậu quả khiến người bệnh bị rối loạn nhịp tim hoặc rối loạn pH trong nước tiểu. Thậm chí, gây ra sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…
Điều trị bệnh gout bằng cách ngăn chặn chuyển hóa Axit Uric từ đầu
Gout là bệnh mạn tính có nguồn gốc từ sự rối loạn chuyển hóa đạm. Nó có liên quan đến chức năng chuyển hóa và đào thải Axit Uric của thận. Vì thế, cách điều trị bệnh gout hiệu quả từ gốc rễ đó chính là phương pháp giúp ổn định quá trình chuyển hóa và có khả năng ngăn chặn chuyển hóa Axit Uric từ đầu.
Đây là một phương pháp mới nhưng được đánh giá là tốt hơn so với 2 phương pháp ở trên. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là nó sẽ đi sâu hơn vào phần gốc rễ của bệnh, hỗ trợ ngăn cản quá trình purine chuyển hóa thành Axit uric. Song song đó nó còn giúp tăng cường chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể một cách tốt hơn. Thậm chí nó còn giúp tăng cường sức khỏe và hồi phục chức năng gan thận.
Các loại thuốc giúp tăng đào thải Axit Uric
Allopurinol: Đây là loại thuốc được nhiều người chọn sử dụng nhất khi bị bệnh gout. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là gây ra hàng loạt các tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng dạ dày ruột, nổi ban đỏ…Tuy nhiên, một khi cơ thể đã quen thuốc và sử dụng đúng liều lượng chỉ định thì các tác dụng phụ sẽ tự động biến mất.
Febuxostat (Uloric) 40 – 80mg: Đây là loại thuốc được chỉ định sử dụng điều trị khi người bệnh được chống chỉ định với Allopurinol. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý vì thuốc cũng có một số tác dụng phụ nhất định. Đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch.
Giới thiệu về Forgout
Việc sử dụng các loại thuốc Tây để giảm Axit uric vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Bởi vì hầu hết tất trong cả các loại thuốc tây cũng đều có chứa những chất gây tác dụng phụ cả. Có thể kể đến như rối loạn dạ dày, tiêu chảy, nôn, đau bụng, dị ứng da, rụng tóc...Chính vì vậy nên nếu không muốn phải đối mặt với hàng loạt các tác dụng phụ đáng ghét này thì người bệnh thay đổi và chuyển sang dùng các loại thực phẩm chức năng với khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Trong đó, "ứng cử viên sáng giá" nhất đó chính là Forgout với khả năng tích hợp giảm đau, hạ Axit uric hiệu quả mà lại không gây ra tác dụng phụ.
Nếu người bệnh không muốn điều trị bệnh gout tăng đào thải qua thận thì hãy sử dụng Forgout. Bởi nó thực sự là một "vị cứu tinh" đáng tin cậy với cơ chế ngăn chặn quá trình hình thành Axit uric từ gốc rễ, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Đồng thời, nó còn giúp ổn định hàm lượng Axit uric trong máu trong ngưỡng an toàn.
Đây là chế phẩm của Dược TW3 đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc đồng thời cũng đã qua nghiên cứu và chứng minh lâm sàng ở các bệnh viện uy tín. Forgout với khả năng hỗ trợ giảm Axit uric hiệu quả, không gây ra tác dụng phụ và còn tăng cường bồi bổ sức khỏe chức năng gan, thận rất tốt.
Điều trị bệnh gout bằng các loại thuốc khác
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây để trị gout thì cũng có nhiều người bệnh chọn cách điều trị bệnh gout bằng các loại thuốc Đông và Nam. Bởi tùy theo cơ địa cũng của mỗi người mà phù hợp với từng loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc mà chúng tôi tổng hợp được:
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Đông y
Theo quan điểm của Đông y thì việc điều trị bệnh gout thường dựa vào triệu chứng. Tức là phải biết được bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào, tái phát bao nhiêu lần, khớp có sưng đỏ, biến dạng hay không thì mới áp dụng các bài thuốc phù hợp với bệnh được. Chẳng hạn như:
Bài thuốc 1: Nếu tình trạng bệnh thuộc kiểu dễ tái đi tái lại và kéo dài lâu ngày. Các khớp xương bị tổn thương, gây đau nhức, khó cử động thì có thể áp dụng bài thuốc sau:
Chuẩn bị: Bạch truật 12g, xương truật 12g, tỳ tải 16g, trạch tả 12g, chỉ xác 12g, thanh bì 10g, cam thảo 4 ng, táo 3 quả, bạch linh 12g, bạch thược 12g, cát căn 12g, sinh địa 12g.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu cần được rửa sạch và cho hết tất cả vào nồi, sau đó nấu cùng 5 chén nước, sắc còn 3 chén và uống ngày 3 lần.
Bài thuốc 2: Nếu nhận thấy các dấu hiệu như khớp xương bị sưng đau, nóng, đỏ, căng cứng, đau dữ dội, khó cử động. Kèm theo đó là sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, bỏ ăn thì nên áp dụng bài thuốc sau:
Chuẩn bị: Cốt khí 20g, thổ phục linh 20g, mộc qua 12g, ngưu tất 12g, hoàng bá 12g, xương truột 12g, sinh địa 12g, cát căn 12g, phòng phong 10g, táo 3 quả, cam thảo 4g, trạch tả 12g, uy linh tiên 12g.
Cách làm: Cho vào tất cả nguyên liệu cùng với 5 chén nước, sắc thành 3 bát rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
Điều trị bệnh gout bằng thuốc Nam
Chữa bệnh gout bằng thảo dược cũng đem lại hiệu quả đáng kể. Hơn nữa, cách này lại giúp tiết kiệm chi phí, đỡ tốn kém hơn. Một số loại thuốc Nam được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị bệnh gout như:
Cây sói rừng: Điều trị bệnh gout bằng thảo dược thì không thể nào bỏ qua cây sói rừng. Trong Đông y, cây sói rừng có vị cay, tính bình. Nó có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, tiêu trừ độc tố trong cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn. Không những vậy, cây sói rừng còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, trong đó có cả bệnh gút.
Lá sake: Lá sake có tác dụng tốt đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh gout. Nhờ vào những đặc tính tuyệt vời mà nó giúp lợi tiểu, mát gan, giúp máu lưu thông tốt về thận, tăng khả năng bài tiết chất độc ra ngoài.
Lá tía tô: Đây là loại lá được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Nó được sử dụng trong các bữa ăn và cũng là một loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trong lá tía tô có chứa các chất giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó giúp làm giảm nồng độ Acid uric trong máu.
Lá trầu không: Cuối cùng trong danh sách chữa bệnh gout bằng thảo dược này không thể không nhắc đến lá trầu không. Bản chất của lá trầu không là có chứa các chất chống viêm khớp, giảm đau. Không những vậy, nó cũng giúp hồi phục nhanh chóng các tổn thương ở mô khớp và giúp hỗ trợ đào thải các chất thừa trong cơ thể. Thường thì thực hiện bài thuốc này có thể kết hợp với nước dừa sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
…
Lưu ý: Người bệnh nên tránh việc sử dụng các loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu. Bởi vì sẽ dễ gây ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động của thận.
Bệnh gout nên kiêng gì và nên ăn gì?
Để kiểm soát bệnh gout một cách tốt hơn thì người bệnh cũng cần phải nắm rõ về chế độ ăn uống. Đặc biệt, phải biết được “bệnh gout nên ăn gì?” và “bệnh gout kiêng ăn gì?”. Có như vậy mới giúp người bệnh thoát khỏi sự hành hạ của những cơn đau gout.
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Nội tạng động vật: gan, mề, phổi, cật, thận, não, tim…
Thịt: tránh càng xa càng tốt các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt dê, thịt nai...
Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
Hải sản: sò, ốc, cua, tôm, mực...
Thức uống có đường: nước ép trái cây, nước ngọt có gas...
Thực phẩm chứa nhiều fructose: mật ong, siro...
Nấm men: các loại men dinh dưỡng, men bia...nói chung là tất cả các loại đồ ăn thức uống lên men.
Bệnh gout nên ăn gì?
Trái cây: nên chọn ăn các loại trái cây giàu vitamin C và các khoáng chất. Chẳng hạn như quả cherry vì nó khả năng ngăn chặn các cơn đau gút và giảm Acid uric hiệu quả.
Rau quả: hầu hết các loại rau đều tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh gout. Trong đó, nên ưu tiên ăn nhiều cần tây, súp lơ xanh, khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím...
Các loại đậu: đậu đỏ, đậu lăng, đậu nành, đậu xanh, đậu đen...
Các loại hạt: hạt hướng dương, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt mắc-ca...
Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
Sữa và chế phẩm từ sữa
Trứng
Trà xanh hoặc các loại trà thảo mộc khác
Ưu tiên dầu thực vật.
Điều trị bệnh gout và những sai lầm nhiều người hay mắc phải
Nhiều trường hợp dù đã điều trị bệnh bằng rất nhiều cách khác nhau nhưng bệnh vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Nguyên nhân đó chính là do người bệnh chưa hiểu rõ về bệnh và chọn cách trị bệnh không phù hợp. Và dưới đây là 5 sai lầm tai hại mà rất nhiều người mắc phải khi điều trị bệnh gout khiến bệnh mãi không khỏi.
Có suy nghĩ chỉ đàn ông trung niên mới mắc bệnh gout
Có rất nhiều người không hiểu rõ về bệnh gout. Họ nghĩ rằng bệnh gút chỉ xảy ra với những đối tượng là đàn ông trung niên, những người ăn uống dư dả. Chính suy nghĩ sai lầm này mà đã có nhiều người ở những nhóm đối tượng khác mắc bệnh gout mà không biết. Thậm chí, khi các cơn đau gout đầu tiên xuất hiện nhưng vẫn không hay biết và vô tư nghĩ rằng sẽ khỏi nhanh thôi. Hậu quả là điều trị bệnh gout sai cách và khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Nhiều người chọn cách sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ Axit uric máu để kiểm soát bệnh gút. Cách này được xem là cách phổ biến nhất cho tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nhược điểm của nó là gây ra rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Trường hợp người bệnh lạm dụng thuốc quá lâu sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc. Kèm theo đó là gây ra hàng loạt các biến chứng khác ảnh hưởng đến thận, gan, dạ dày, tá tràng…
Sử dụng kháng sinh
Có nhiều người vẫn còn có suy nghĩ rằng kháng sinh sẽ giúp làm giảm các cơn đau gout. Tuy nhiên, thực tế thì kháng sinh hoàn toàn không giúp ích gì trong việc giảm cơn đau hay hạ Axit uric. Không những vậy, có còn gây hại cho sức khỏe của người bệnh nữa.
Cố tình sử dụng thực phẩm chứa nhân purin
Đặc thù của bệnh gout là kiêng những loại thực phẩm giàu purine. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân cố tình nạp chúng vào cơ thể một cách “vô tội vạ” . Bởi họ suy nghĩ rằng đã uống thuốc giảm đau và hạ Axit uric nên không cần phải lo. Chính suy nghĩ sai lệch này lại càng khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chỉ tập trung điều trị các triệu chứng
Còn có những trường hợp mà người bệnh chỉ tập trung điều trị và khắc phục các triệu chứng bệnh. Đến khi chúng không còn nữa là cũng dừng điều trị, không quan tâm đến nữa. Tuy nhiên, từ bên trong cơ thể thì bệnh đang âm thầm tiến triển nặng hơn mà người bệnh không hay biết.
Hậu quả là chắc chắn bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần và kèm theo đó là nhiều triệu chứng khác nguy hiểm hơn rất nhiều so với trước đó. Chính vì thế nên, việc điều trị bệnh gout đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì thì mới đem lại kết quả tốt nhất.
Lời khuyên dành cho những bệnh nhân đang điều trị bệnh gout
Áp dụng các cách điều trị bệnh gout như vừa kể trên là điều mà người mắc bệnh cần làm. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý thực hiện một số điều sau để kiểm soát tốt bệnh tốt hơn:
Luôn vận động theo chiều hướng tích cực. Chẳng hạn như đi bộ nhẹ nhàng, tập bơi, đạp xe...
Thường xuyên ngâm chân vào nước ấm trước giờ đi ngủ, còn những lúc bị đau thì không nên ngâm.
Giữ cho tinh thần luôn thoải mái và tránh stress, lo âu kéo dài. Tránh thức khuya dậy sớm hay bị lạnh do dầm mưa.
Xây dựng những thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh tốt cho sức khỏe.
Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và vận động hợp lý sẽ giúp bệnh gout được kiểm soát một cách hiệu quả.
Điều trị bệnh gout ở đâu vừa tốt vừa tiết kiệm chi phí?
Chọn nơi khám chữa bệnh gout là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người. Vì nếu chọn sai thì không những bệnh chữa không khỏi rồi thì tiền mất tật mang. Vì vậy, tốt nhất hãy chọn những bệnh viện có chuyên khoa về xương khớp để điều trị.
Tại Hà Nội:
Bệnh viện Bạch Mai: Số 78, đường Giải Phóng, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện quân đội 108: Số 1, đường Trần Thánh Tông, thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
Bệnh viện nhân dân 115: Tại số 527, đường Sư Vạn Hạnh, thuộc phường 12, quận 10, TPHCM.
Bệnh viện đại học Y dược HCM: Hiện tại bệnh viện này có 3 cơ sở chính:
Số 215, đường Hồng Bàng, thuộc phường 11, quận 5, TPHCM
Số 221B đường Hoàng Văn Thụ, thuộc phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM
Số 201 đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 12, quận 5, TPHCM.
Thông tin chi tiết
Giá sản phẩm: 335.000 đồng/hộp.
Quy cách sản phẩm: Hộp 30 viên, 2 vỉ, mỗi vỉ 15 viên.
Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, nhiệt độ phù hợp (dưới 30 độ C), tránh để nơi ẩm thấp và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, để xa tầm tay trẻ em.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3.
Tư vấn chuyên gia: (+84) 81 88 66 667.
Mức độ hiệu quả: 90% khách hàng phản hồi tích cực ngay sau 1 tháng sử dụng Forgout.
Thông tin về công dụng sản phẩm theo giấy phép của Bộ Y tế số: 504/2016/ ATTP – XNCB.
Vậy Forgout có tốt không?
Vậy Forgout có tốt không?
"Forgout không có tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng chức năng gan, thận.” – Đây là kết quả thu được từ hai nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị của Forgout trên bệnh nhân gút tiên phát” năm 2015 và “Nghiên cứu đặc điểm tăng Acid uric máu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 198 – Bộ Công an” năm 2017 của bác sĩ Phan Thanh Tuấn và bác sĩ Nguyễn Lê Liêm.